Chúc mừng NCS Nguyễn Văn Cảnh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp trường chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí.
Ngày 19/4/2024 tại phòng Hội họp tầng 4 nhà A1, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức bảo vệ luận án cấp trường cho NCS Nguyễn Văn Cảnh, chuyên ngành Kỹ thuật cơ khí.
Tham gia Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ có các nhà khoa học, Chủ tịch: PGS.TS. Phạm Văn Bổng, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nga, Giám đốc Trung tâm Đào tạo Sau đại học; Thư ký: PGS.TS. Nguyễn Hữu Phấn, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quốc Tuấn, Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên; Phản biện 2: PGS.TS. Hoàng Văn Gợt, Viện Nghiên cứu Cơ khí; Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Đức Cường, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội; Ủy viên: PGS.TS. Bùi Ngọc Tuân, Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V.”
Người hướng dẫn:
1. PGS.TS. Hoàng Tiến Dũng - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội;
2. GS.TS. Phạm Văn Hùng – Đại học Công nghiệp Hà Nội.
Hội đồng đã thông qua Lý lịch khoa học, các công trình công bố và luận án tiến sĩ của NCS Nguyễn Văn Cảnh. Hội đồng đánh giá cao những kết quả đạt được của NCS và đã trao đổi cùng NCS để làm rõ hơn những nội dung nghiên cứu đạt được. Hội đồng đề nghị NCS chỉnh sửa luận án tiến sĩ và hoàn thiện các thủ tục để sớm đề nghị cấp bằng tiến sĩ theo Quy chế đào tạo trình độ tiên sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Quy định hiện hành của trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án: “Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V” sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp phương pháp nghiên cứu thực nghiệm với thiết bị thực nghiệm, thiết bị đo lường hiện đại, đảm bảo độ chính xác, phương pháp thu thập kết quả đo đảm bảo độ tin cậy, chính xác và khách quan. Một số kết quả và đóng góp mới của luận án như sau:
1. Xây dựng được hệ thống thiết bị bôi trơn tối thiểu (MQL) cho thực nghiệm phay CNC hợp kim Ti-6Al-4V, phù hợp với định hướng sản xuất bền vững. Thiết bị MQL có thể ứng dụng cho các nghiên cứu gia công cắt gọt khác như tiện, mài,... với các loại vật liệu khác nhau.
2. Tiến hành khảo sát và đánh giá được ảnh hưởng của các chế độ bôi trơn khác nhau khi gia công phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V.
3. Nghiên cứu đã trình bày ứng dụng kết hợp phương pháp xây dựng mô hình hồi quy véc tơ hỗ trợ (SVR), giải thuật di truyền (NSGA-II) và phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (TOPSIS) để xây dựng mô hình hồi quy về sự ảnh hưởng của chế độ cắt, chế độ bôi trơn tối thiểu (Vc, fz, ap, P, Q) với giá trị độ nhám bề mặt (Ra), lực cắt (Fc) và tỉ số bóc tách vật liệu (MRR).
4. Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của các thông số công nghệ (Vc, fz, ap) và bôi trơn tối thiểu (P,Q) tới giá trị độ nhám bề mặt (Ra), lực cắt (Fc) và tốc độ loại bỏ vật liệu (MRR).
Một số hình ảnh buổi lễ bảo vệ luận án tiến sõ cấp trường của NCS Nguyễn Văn Cảnh:
Hội đồng đánh giá luận án tặng hoa chúc mừng NCS
PGS.TS. Phạm Văn Đông Phó hiệu trưởng tặng hoa chúc mừng NCS
PGS.TS. Phạm Văn Bổng Chủ tịch HĐ tặng hoa chúc mừng NCS
NCS tặng hoa tri ân tập thể hướng dẫn
PGS.TS. Hoàng Tiến Dũng Hiệu trưởng trường Cơ khí - ô tô tặng hoa chúc mừng NCS
Thứ Bảy, 08:53 20/04/2024
Copyright © 2018 Hanoi University of Industry.